Kết quả tìm kiếm cho "Néang Nghés"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 202
Ông Trần Nhật Trường, chuyên gia ẩm thực với danh hiệu “bàn tay vàng” ở TP. Hồ Chí Minh đã có duyên đến với An Giang và gắn bó ở vùng “đất lành” Bảy Núi. Ngoài giỏi chuyên môn, ông còn kết nối yêu thương, lan tỏa và chia sẻ những điều tốt đẹp từ những chiếc bánh dành tặng những mảnh đời thiệt thòi.
Trải qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ làng nghề truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống…
Với tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác chăm lo Tết cho người nghèo được cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tỉnh An Giang đặc biệt quan tâm, với mục đích góp phần để mọi nhà, mọi người đều được vui Xuân, đón Tết đầm ấm, yên vui…
Với ý thức tự lực, tự cường, tập thể cán bộ và người dân ấp Tô Thuận (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) đã phát huy truyền thống đoàn kết, ra sức thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Đến nay, cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp; diện mạo phum, sóc ngày càng cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao.
Nhờ đa dạng hóa sinh kế và tăng cường các chính sách hỗ trợ, đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn).
Có những nghề thủ công truyền thống tồn tại đến nay chỉ còn vài người níu giữ, nhưng vào khoảnh khắc nhất định, người ta lại chú ý đến sự hiện hữu của nét văn hóa hiếm hoi ấy. Những người thợ điêu luyện trong nghề được cộng đồng trân trọng gọi là nghệ nhân, vượt lên cả nhu cầu mưu sinh vì cuộc sống vẫn miệt mài vì mong muốn giữ lại nét truyền thống vốn có của quê hương mình.
Ngày 15/12, UBND xã An Tức (huyện Tri Tôn) tổ chức hỗ trợ máy móc, nông cụ chuyển đồi nghề cho 61 hộ dân tộc thiểu số Khmer nghèo, cận nghèo. Đây là hoạt động nằm trong Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Sâu trong ấp Phnom-Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn), vẫn còn những phụ nữ khéo tay kiên trì với nghề làm cà ràng, dù giữa nhịp sống hiện đại, chúng đã bị “lép vế” trước bếp điện, bếp gas…
Trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng. Trong đó, có phương pháp làm món bánh kà-tum – loại bánh mang ý nghĩa tốt đẹp, gửi gắm niềm mong cầu của đồng bào Khmer về cuộc sống đủ đầy.
Ngày 4/12, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong; đại tá Chau Chắc, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đại biểu Quốc hội Phan Huỳnh Sơn (đơn vị bầu cử số 3) tiếp xúc cử tri tại xã Lương Phi (huyện Tri Tôn), phường Thới Sơn (TX. Tịnh Biên). Đây là hoạt động mở đầu cho đợt tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Sáng 20/11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy An Giang Nguyễn Tiếc Hùng đã đến thăm hỏi, tặng quà các thầy, cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Tri Tôn.